Cấu tạo nhà thép tiền chế - CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP PHÁT

Cấu tạo nhà thép tiền chế - CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP PHÁT

Cấu tạo nhà thép tiền chế - CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP PHÁT

Cấu tạo nhà thép tiền chế - CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP PHÁT

Cấu tạo nhà thép tiền chế - CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP PHÁT
Cấu tạo nhà thép tiền chế - CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP PHÁT

Cấu tạo nhà thép tiền chế

06-10-2017

KIẾN THỨC

Cấu tạo nhà thép tiền chế

Cấu tạo nhà thép tiền chế

10/14/2015 2:33:17 AM
 
 

Nhà thép tiền chế ( Pre-Engineered Buildings) được chế tạo từ các cấu kiện kết cấu thép, thường được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường

 

Nhà thép tiền chế là gì?

Nhà thép tiền chế hay còn gọi là nhà tiền chế là nhà được chế tạo từ các cấu kiện kết cấu thép, thường được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường.

Hiện nay nhà tiền chế được ứng dụng nhiều hơn cả là cho các dự án nhà xưởng sản xuất, nhà kho bởi tính linh hoạt, khả năng vượt nhịp lớn và thi công nhanh. Ngoài ra nhà thép tiền chế còn sử dụng cho nhiều loại công trình khác như như siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng, mái nhà ga, sân bay…

Thông số cơ bản của nhà xưởng:

  • Khẩu độ: Là khoảng cách theo phương ngang của nhà xưởng
  • Bước cột: Là khoảng cách 2 cột theo phương dọc nhà. Thông thường từ 6m đến 12m
  • Chiều cao nhà: Là chiều cao cột biên, quyết định đến độ thông thoáng của nhà xưởng
  • Độ dốc mái: Độ dốc mái thường chọn từ 10% đến 30%
  • Tải trọng nền: Phụ thuộc vào công năng nhà xưởng như bố trí máy móc, xe hàng và xe vận chuyển
  • Tải trọng mái: Gồm tải mái, trần giả, hệ thống kỹ thuật, gió, cầu trục...

Cấu tạo nhà xưởng tiền chế:

  1. Hệ kết cấu móng
  2. Nền nhà xưởng
  3. Hệ khung kết cấu chính
  4. Cửa trời và mái canopy
  5. Xà gồ và hệ giằng
  6. Mái tôn bao che

nhà thép tiền chế

Cấu tạo nhà xưởng thép tiền chế điển hình

1/ Kết cấu Móng

Nhà tiền chế vẫn sử dụng hệ móng bê tông cốt thép. Hệ móng có tác dụng truyền tải trọng bên trên xuống nền đất bên dưới. Móng có thể là móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc tùy vào địa chất và tải trọng của công trình.

Trước khi đổ bê tông móng, bu lông móng hay còn gọi là bu lông neo được liên kết chính xác và chắn chắn vào hệ thép móng, Bu lông móng thường sử dụng loại đường kính M22 trở lên.

Bước lắp đặt bu lông móng là một bước quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, kèo thép là dễ dàng và chính xác.

2/ Nền nhà xưởng:

Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông dưới là lớp base và cát đầm chặt. Chiều dày bê tông nền phụ thuộc vào tải trọng máy móc và xe di chuyển trong nhà xưởng. Mặt nền thường được đánh bóng hoặc sơn epoxy để đảm bảo bề mặt bóng sạch trong quá trình sử dụng.

3/ Hệ khung kết cấu chính: Cột, dầm, vì kèo thép

Nhà tiền chế thường yêu cầu vượt khẩu độ lớn để tạo không gian thông thoáng tối đa cho nhà xưởng. Điều này hoàn toàn đáp ứng được với các cấu kiện cột, kèo thép tiền chế.

Cột và vì kèo thường được thiết kế dạng thép H thay đổi tiết diện, hay cấu tạo dạng dàn.

Vận chuyển nhà thép tiền chế

Hệ dầm cột, vì kèo thép sau khi sản xuất tại nhà xưởng được vận chuyển ra công trường

nhà thép tiền chế

 

Lắp dựng vì kèo khẩu độ 35m

4/ Cửa trời và mái canopy

Cửa trời thường đặt trên đỉnh nhà xưởng, có tác dụng thông gió

Canopy là hệ mái sảnh có tác dụng che mưa tại vị trí cửa đi hoặc cửa sổ

5/ Xà gồ và hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ

Xà gồ có dạng chữ C, Z, U... khoảng cách từ 1m – 1,5m có tác dụng đỡ hệ mái tôn bên trên.

6/ Tôn bao che và vật liệu cách nhiệt:

Thông thường mái tôn được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh có tác dụng chống nóng và chống ồn. 

Mái tôn nhà xưởng

Thi công mái tôn và bông thủy tinh

Ưu điểm

  • Linh hoạt trong bố trí không gian
  • Rút ngắn thời gian thi công
  • Khả năng chịu lực tốt
  • Tiết kiệm chi phí
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường 

Nhược điểm

  • Chịu lửa kém
  • Ăn mòn bởi môi trường
  • Đòi hỏi gia công chính xác cao

Kết cấu thép VSTEEL